Chào mừng bạn tới Xây dựng Hưng Yên!
GẠCH BÁT CỔ LÁT NỀN 300x200x70
Gạch bát cổ được sản xuất theo công nghệ truyền thống đun than và trấu, nung thời gian hơn 10 ngày. Nguyên liệu tự nhiên được pha trộn theo công nghệ xưa. Viên gạch cổ đanh, không hút nước, không bị lên rêu làm trơn mặt gạch, đảm bảo sân nhà an toàn không trơn trượt. Gạch mát, chịu được va đập mạnh do được nung đốt chín ở nhiệt độ cao và thời gian dài.
-------
Gạch bát cổ là gì?
Gạch cổ hay còn được gọi là gạch bát, được sử dụng để chống cật lò và chắn hàng dàn chứ không dùng để lát nền nhà, lát sân vườn. ... Bởi vậy mà kiến trúc nhà cổ, nhà thờ tổ vẫn thường được sử dụng gạch cổ Bát Tràng ứng dụng trong ngày nay.
Cùng tìm hiểu Sự thật công nghệ làm Gạch bát cổ xưa:
Gạch cổ là gì?
Gạch cổ hay còn được gọi là gạch bát, được sử dụng để chống cật lò và chắn hàng dàn chứ không dùng để lát nền nhà, lát sân vườn. Ngày nay, khi mà xu thế hiện đại hóa ngày càng phát triển thì đâu đó vẫn còn những cá nhân vẫn còn sở thích sưu tầm những thứ hoài cổ. Bởi vậy mà kiến trúc nhà cổ, nhà thờ tổ vẫn thường được sử dụng gạch bát cổ ứng dụng trong ngày nay.
1. Gạch bát cổ từ đầu không dùng để lát để xây:
Gạch bát cổ được các cụ xưa đóng thành để làm chống cật lò và chắn hàng dàn. Gạch là công cụ để ngăn sản phẩm trực tiếp tiếp xúc với Than, Củi. Nhờ vậy sản phẩm sẽ có môi trường sạch hơn, men sứ đẹp hơn.
2. Màu sắc gạch: Nâu đen chứ không đỏ tươi
Gạch được đun nhiều lần theo nhiều chuyến lò chính vì vậy gạch rất đanh, đanh như Sành, màu sắc từ đỏ chuyển hết sang nâu đen chứ không còn màu đỏ tươi nữa. Quá trình đun nhiệt độ cao khiến lớp men sứ ám vào bề mặt gạch là một nét đặc trưng.
3. Không lên rêu được
Do được nung nhiệt độ cao (Đun cùng các sản phẩm Sứ ở nhiệt độ 1250-1300 độ C) nhiều lần nên gạch đanh chắc không thể lên rêu được.
4. Gạch bát cổ xưa không phải đun bằng Trấu
Để đạt nhiệt độ cao các cụ thường đun củi và một phần than để tăng nhiệt độ lên 1200-1300 độ C. Vì đun hàng men sứ khó tính không thể đun bằng Trấu được.
Đặc điểm: Gạch xây không trát mặt cạnh để lộ cạnh viên gạch cổ, tạo nên bức tường gạch cổ kính, dân gian truyền thống Gạch mát về mùa hạ, ấm về mùa đông Không ẩm thấp, mọc rêu (nếu có cũng ít và tạo nên sự cổ kính) Giá cả từ nơi sản xuất Gạch cổ đúc thủ công bằng tay Gạch cổ đúc ép bằng máy chất lượng cao 2.
Gạch Bát cổ lát nền: Dân gian gọi là gạch Bát
Đặc điểm: Kích thước phổ biến là 30x20x7cm. Gạch được sản xuất theo công nghệ truyền thống đun than và trấu, nung thời gian hơn 10 ngày. Nguyên liệu tự nhiên được pha trộn theo công nghệ xưa.
Viên gạch cổ đanh, không hút nước, không bị lên rêu làm trơn mặt gạch, đảm bảo sân nhà an toàn không trơn trượt.
Gạch mát, chịu được va đập mạnh do được nung đốt chín ở nhiệt độ cao và thời gian dài.
Những đặc tính tối ưu của Gạch bát cổ lát nền.
Độ bền: Trước hết phải nói đến độ bền của gạch Bát cổ, gạch được nung ở nhiệt độ cao trên 1200C, giúp viên gạch bền, đanh (Khi gõ vào có tiếng vang trong).
Tráng men: Màu sắc của gạch Bát cổ luôn mang tới sự khác lạ, độc đáo với đa dạng các bài men cổ đến bài men hiện đại. Không chỉ vậy, với lớp men siêu cứng, cứng hơn sắt thép, dù bạn dùng vật kim loại cọ vào cũng không lo xước. Màu bền gần như vĩnh cửu!
Chống rêu mốc: Điều này rất quan trọng với những gia đình có người già, trẻ nhỏ & phụ nữ đang mang thai. Bởi không cẩn thận, lớp rêu trơn trượt sẽ cực kì nguy hiểm. Vì vậy, chống rêu mốc vượt trội là điều mà gạch Bát cổ sẵn sàng mang tới gia đình bạn như một món quà. Giảm tính thẩm mỹ với kiến trúc hiện đại.
Tính thẩm mỹ: Kích thước đa dạng, kiểu dáng mẫu mã tinh xảo thủ công 100%, nghệ thuật được tạo dựng từ bàn tay khéo léo của Nghệ nhân & thợ bậc cao là điều mà các đơn vị sản xuất gạch khác không có được như gạch Bát cổ
Cách âm chống ồn: Thật vậy, khi bạn lợp mái tôn, ngói xi măng phun sơn kiểu nhật (rất mỏng), mỗi khi mưa xuống là tiếng lộp độp liên hồi sẽ làm bạn rất khó chịu, thậm chí là đau đầu. Còn với gạch Bát cổ tráng men, những tiếng mưa khẽ chạm vào mái lợp tí tách, không một chút ồn ào, tao cảm giác thoái mải, thư giãn.
Chống nồm: Cũng giống với chống rêu mốc, việc mà gạch Bát cổ làm được là chống nồm, chống ướt nền nhà, giúp người dùng và gia đình được thoải mái trong việc đi lại an toàn với khí hậu khắc nghiệt ở Việt Nam.
Lựa chọn Gạch bát cổ tốt nhất như nào?
Để có những viên gạch, viên ngói cực phẩm, người Nghệ nhân & các thợ bậc cao phải trải qua rất nhiều khó khăn bởi việc nghiên cứu chất liệu đất, chất lượng men & cách đun lửa hỏa biến thích hợp nhất cho viên gạch ngói của mình. Vì vậy, để lựa chọn được viên gạch ngói tốt phải đủ những tiêu chuẩn cơ bản sau đây:
• Viên gạch phải đanh - gõ tiếng trong, vang.
• Màu men độc đáo, khác lạ và chắc chắn phải có độ cứng hơn sắt thép (Dùng kim loại cọ cũng không sợ xước).
• Độ hút nước (Độ xuyên nước, tỉ lệ thẩm thấu) cực thấp.
• Chống nóng, chống dột, chống rêu mốc, cách âm vượt trội, đảm bảo ngày đông khí ấm, ngày hè mát mẻ (Đối với ngói)
• Chống nồm, không bị ướt nền (Đối với gạch)
• Giá thành phải hợp lý
• Có kiểm định chất lượng cao
• Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo từ quy trình làm nguyên liệu tới sản xuất thành phẩm
• Viên gạch ngói được nghiên cứu kỹ lưỡng, các chi tiết trên sản phẩm được tối ưu nhất đễ hỗ trợ việc thi công trở lên dễ dàng.
Với 9 yếu tố cơ bản nhất này sẽ là điều hữu ích mà bạn không thể bỏ qua trước khi lựa chọn Gạch bát cổ để xây dựng nhà hay làm những công trình lớn, kiến trúc để đời.
Kích thước (mm): 300x200x70
Trọng lượng (kg/v): 17,5
Thời gian xuyên nước (phút): ≥ 120
Độ hút nước (%): ≤ 8
300x300x50
2. Hướng dẫn thi công gạch bát cổ
Chú ý: Chọn lô sản phẩm cùng mã hiệu kích thước, màu sắc. Không làm ẩm sản phẩm trước khi lát.
Bước 1: - Tạo lớp nền cơ sở, nền đầm chặt bền vững chịu tải được áp lực đi lại trên nền mặt gạch theo như dự định. - Dùng ống nước tiô, căng dây lấy cốt và tạo độ dốc. - Đánh dấu điểm mốc đã lấy cốt. |
|
Bước 2: - Trộn lớp vữa lót ximăng cát (mac 25): lấy 3 phần cát và 1 phần ximăng trộn đều, cho nước để ngấm dần, vữa khô vừa phải không bị nhão. |
|
Bước 3: - Rải lớp vữa lót đã trộn đều, không đổ đè lên các mốc lấy cốt. |
|
Bước 4: - Dùng thước gạt phẳng tạo độ dốc theo các mốc đã lấycốt, chiều dầy lớp vữa lót từ 2 đến 3cm. |
|
Bước 5: - Dựa theo mẫu thiết kế để xác định điểm bắt đầu lát, có thể lát thẳng hàng, lát chữ công, lát hình long cót... - Lát từ 2 đầu hồi lát vào, từ trong ra ngoài. Lát 2 viên ở 2 đầu làm chuẩn, căng dây tạo đường thẳng. |
|
Bước 6: - Dải lớp nước ximăng lót trước khi lát nhằm tạo độ bám dính giữa viên gạch và lớp lót nền. |
|
Bước 7: - Đặt viên gạch theo cùng chiều gân mặt dưới lên lớp vữa lót. Mạch vữa giữa các viên tuỳ thuộc vào kích thước từng loại sản phẩm - Đặt viên gạch theo đúng mép đường dây đã căng |
|
Bước 8: - Dùng búa cao su điều chỉnh viên gạch và dập nhẹ vào giữa viên gạch tạo độ dính chặt giữa gạch và lớp vữa lót nền. |
|
Bước 9: - Trộn vữa xi măng chít mạch: lấy1 phần cát mịn và một phần xi măng trộn đều, chế nước từ từ, đảo trộn đạt độ nhão vừa phải. Ximăng trắng và bột màu, nước than có thể được sử dụng để thay đổi màu mạch vữa, các viên gạch cắt theo yêu cầu, khác màu, lát đan xen trang trí làm tăng hiệu quả thẩm mỹ của bề mặt mạch vữa và nền gạch lát. |
|
Bước 10: - Nền sau khi lát ít nhất khoảng 3 giờ khi đó viên gạch đã bám dính chặt với nền sẽ tiến hành trít mạch. - Dùng bay có mũi nhọn đưa lượng vữa vừa đủ vào gọn mạch cần trít |
|
Bước 11: - Dùng bay hớt lượng vữa thừa, không để vữa tràn ra mặt sản phẩm quá nhiều và rơi vãi bám vào mặt sản phẩm. |
|
Bước 12: - Vê đường mạch vữa gọn có thể vê tròn hoặc miết phẳng, tạo độ bóng cho mạch vữa |
|
Bước 13: - Mạch vữa sau khi trít mạch
|
|
Bước 14: - Quá trình làm sạch là khâu quan trọng nhất để hoàn thiện nền nhà tạo màu sắc tự nhiên của sản phẩm. - Sau khi trít khoảng 24 đến 36h tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết khi đó mạch vữa đã khô cứng sẽ. tiến hành làm sạch - Xả nước vào nền nhà, dùng giẻ lau sạch các vết vữa bám trên mặt và phần vữa bám tràn trên cạnh sản phẩm. |
|
Bước 15: - Nền gạch sau khi trít mạch, chưa làm sạch |
|
Bước 16: - Nền gạch sau khi làm sạch |
16 bước cơ bản để có nền gạch bát cổ đẹp
Lưu ý khi lát gạch gạch bát cổ:
- Sản phẩm đã được sử lý một lớp chất chống thấm nên trong khoảng thời gian 24 đến 36h vữa chưa bám trặt vào mặt sản phẩm, khi dùng giẻ lau và nước vết vữa bong khỏi mặt sản phẩm.
- Không làm sạch nền quá sớm hoặc quá muộn so với khoảng thời gian trên vì nếu quá sớm mạch vữa chưa đủ độ liên kết sẽ bị bong lên còn nếu quá muộn vữa xi măng đông kết cứng rất khó cho việc làm sạch.
- Tuyệt đối không sử dụng loại hoá chất nào để tẩy làm sạch vết bám trên sản phẩm.
Yêu cầu kỹ thuật khi lát gạch bát cổ:
- Không dùng vữa quá ướt hoặc quá khô.
- Không được để vữa bám trên mặt sản phẩm quá lâu, dùng giẻ lau ngay khi vữa vừa khô.
- Nền gạch sau khi lát xong phải phẳng theo độ dốc, mạch vữa thẳng, gọn, vữa không bám trên mặt sản phẩm.
- Nền sản phẩm sau khi làm sạch không còn vết vữa ximăng, mạch vữa gọn bóng đều, toàn bộ diện tích nền nhà có màu sắc đồng đều.
Tổng đài tư vấn miễn phí
CTY TNHH Đức Thắng
302 - Lê Văn Lương - P. An Tảo - Tp.Hưng Yên
0888 288 333
0975 278866
doanhnghiepducthang@gmail.com
xaydunghungyen.vn
Không chỉ bền đẹp mà còn đem lại không gian ấm cúng, gần gũi, gạch lát là một trong những vật liệu không…
02-04-2023
Không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng thẩm mỹ, rêu mốc bám trên nền gạch còn là 1 trong những tác nhân…
02-04-2023
Gạch giả đá Coric 300x300 do công ty TNHH Đức Thắng được sử dụng lát ngoài trời các công trình như đình,…
16-02-2023
Giao hàng trên toàn quốc
Hỗ trợ mọi lúc
Thanh toán khi nhận hàng
Tin tức cập nhật 24/7